top of page

5 mẹo giúp bạn làm việc hiệu quả

1. Dọn dẹp và làm mới góc làm việc

Dù ở văn phòng hay ở nhà, hãy luôn luôn cố gắng giữ gìn góc làm việc của bạn ngăn nắp nhất có thể. Một góc làm việc ngăn nắp sẽ làm bạn cảm thấy thoải mái và nhẹ nhõm hơn. Hơn nữa, bổ sung vào góc làm việc của mình những chi tiết mới mẻ, thú vị để làm tâm trạng bạn cảm thấy vui vui thì càng tốt. Ví dụ, bạn có thể đặt một chậu cây nhỏ, kèm theo một chiếc cốc mà bạn yêu thích, hoặc hình chú mèo con đáng yêu của bạn để nâng ‘mood’ cho bạn mỗi lần cảm thấy cạn kiệt ý tưởng.



2. Nắm rõ nguyên nhân làm mình phân tâm (kế sách sau đây đã được mình thử nghiệm)

Kẻ thù lớn nhất của làm việc hiệu quả chính là những lí do bạn có thể kiếm ra mỗi phút để trì hoãn bản thân tập trung cao độ. Mình xin hiến cho bạn một kế sách có tên là “Tracking your resilience”, cách làm như sau:

Vào mỗi sáng từ khi mình bắt đầu ngồi làm việc cho đến khi mình đứng dậy đi ăn trưa, mình đặt một tờ giấy trắng và một cái bút bên cạnh, mình sẽ tự theo dõi bản thân xem trong 3 – 4 tiếng buổi sáng đó mình đã làm những gì, một cách chân thực nhất. Đây là một ví dụ:

9:00 bắt đầu ngồi phân tích số liệu,

9:45 sao tự dưng mình cảm thấy đói, mình cần ăn chút hoa quả;

9:55 sau khi ăn hoa quả, mình thực sự tò mò xem ăn xoài thì tốt hơn hay ăn dưa hấu thì tốt hơn? Google thôi!

10:30 tự dưng khát ghê nhỉ, nên mình đi uống nước.

Danh sách cứ thế tiếp diễn. Vì bản theo dõi không phải để nộp cho ai cả nên bạn cứ việc trung thực và chân thật với chính mình. Đến cuối ngày, bạn xem lại xem mình thực sự đã bị mất tập trung bao lâu và vì những lí do gì. Hết 1 tuần hoặc 3-4 ngày như vậy, bạn so sánh những bản ghi chép xem bản thân mình lặp đi lặp lại những việc gì khiến mình mất tập trung nhất, từ đó mình có thể thẳng thắn nhìn vào và quyết tâm loại bỏ.


3. ‘Dính lấy’ một lịch trình làm việc nhất định

Mỗi người có cách sắp xếp công việc và thói quen xử lí công việc khác nhau. Tuy nhiên nếu bạn có thể tạo ra một ‘thói quen’ phù hợp cho riêng mình, thì hãy khư khư giữ lấy nó. Đây cũng giống như việc bạn ăn ngủ điều độ theo một lịch trình nhất định thì cơ thể bạn sẽ thấy ổn hơn so với việc có một lịch trình ăn ngủ thất thường. Về lâu dài, bạn cũng có thể thử các thói quen mới để lấy cảm hứng hoặc cải thiện để thích nghi với tính chất công việc của bạn nếu cần thiết.

4. Đừng làm việc liền tù tì: hãy cho mắt bạn được thoát khỏi màn hình

Cách này khiến mắt và não bạn có thời gian ‘nghỉ giải lao’, như người ta có câu ‘khuất mắt trông coi’. Hãy coi những lúc giải lao ngắn đó là cách để bạn nạp lại năng lượng cho cơ thể và bộ não để nó tiếp tục quay lại làm việc hiệu quả hơn. Thường thì mình sẽ giải lao 5 phút sau khoảng 45 phút – 1 tiếng làm việc.

5. Dành thêm thời gian kết nối với thiên nhiên

Có rất nhiều hình thức giải trí như xem phim, đọc truyện, nghe nhạc, thể thao. Nhưng những nghiên cứu đã chứng minh rằng thiên nhiên có tác động tích cực lên sức khỏe tinh thần của con người. Nếu có thể, bạn hãy tìm kiếm những không gian xanh gần nhà mình để đi dạo sau ngày làm việc dài và mệt mỏi. Nếu không thể, bạn có thể cân nhắc các hình thức trải nghiệm thiên nhiên hàng tháng, hoặc vài tháng 1 lần chẳng hạn. Nếu bạn nào có quê xa, cũng có thể về quê để tận hưởng không khí trong lành tạm xa thành phố nữa nè.


Bonus: Lên kế hoạch và lấy cảm hứng từ tối Chủ Nhật, đừng đợi đến sáng thứ 2 mới đi tìm ‘Monday motivation’ nhé!

Mình thường dùng khoảng 15 phút tối chủ nhật để nhìn lại tuần cũ, và lên kế hoạch ngắn gọn cho tuần mới của mình. Từ đó, sáng thứ 2 ngồi vào bàn làm việc mình biết rất rõ mình cần phải làm gì và bắt đầu từ đâu. Điều này giải quyết được tình trạng không muốn làm việc ngay vào sáng thứ 2.

Mình thích khái niệm ‘Monday motivation’, nhưng mình tự tạo cho mình khái niệm ‘Sunday planning’ nữa. Vậy nên, bạn có thể thử xem sao nhé! 😊

248 lượt xem1 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

1 Comment


My Kiet
My Kiet
Jun 18, 2021

cảm ơn vì những chia sẻ chân thành của bạn đã giúp mình thấu hiểu hơn về những suy tư lo lắng của bản thân, chúc bạn thành công! 😄

Like
bottom of page