Q: Em chào chị, không biết chị có thể chia sẻ cách chị đọc, tóm tắt và hệ thống những bài nghiên cứu khoa học cả trong quá trình học lẫn làm việc được không ạ? Em cảm ơn chị nhiều ạ.
A: Chị chào em. Trước khi đọc tài liệu chị thường xác định rõ xem mục đích đọc là gì? Thường làm literature view chị có hai mục đích chính: 1) tìm ra research gaps/questions – ý tưởng nghiên cứu cho công trình mới của chị và 2) để đưa vào phần discussion của bài báo/báo cáo/luận văn.
Nhìn chung, chị có thói quen đọc các tài liệu nghiên cứu khoa học như sau, em có thể tham khảo nhé:
Bước 1: Đọc abstract: nhận định xem nghiên cứu này có liên quan trực tiếp đến điều em đang quan tâm không? Nếu không => bỏ qua, nếu có => tiếp bước 2
Bước 2: Đọc phần Results - kết quả: có thực sự liên quan một cách cụ thể và hứng thú không? có hỗ trợ được em trả lời câu hỏi/là bằng chứng để em đưa vào discussion của em; hoặc giúp em định hình được research gaps, hoặc đọc xong kết quả em có nảy ra được câu hỏi gì từ đó không?
Bước 3: nếu câu trả lời ở bước 2 là có, tiếp tục đọc sang Methods – phương pháp => nếu liên quan thì đọc chi tiết và chuyển sang bước 4
Bước 4: cho vào danh sách chọn lọc các bài báo (em có thể lưu lại trong kho tài liệu của riêng em, chị sử dụng Mendeley – một dạng Reference Manager; em có thể google tìm hiểu thêm vì có rất nhiều phần mềm khác nhau, em có thể tùy chọn cho mình loại phù hợp).
Em có thể tóm tắt nội dung của bài báo, take note lại, chia nhóm/folder theo chủ đề sử dụng chính phần mềm reference manager em có trên laptop/PC. Chị có một cách thủ công hơn nhưng cực tốt chị dùng khi viết thesis/báo để xuất bản: chị lập bảng để note lại những điểm chính, thường bao gồm các cột như: tên bài báo, năm xuất bản, tác giả, chủ đề, phương pháp chính, kết quả chính. Chị sẽ lọc những bài tốt và liên quan nhất cho vào danh sách, đến khi chị cần chỉ cần lướt lại là có ngay. Hơn nữa, bảng tóm tắt như vậy sẽ cho em một cái nền chắc về lĩnh vực em làm.
Q: Em chào chị ạ, em thấy chị rất mạnh về mảng nghiên cứu khoa học. Em cũng rất muốn viết báo khoa học để đăng tạp chí, tăng khả năng cạnh tranh cho hồ sơ của mình nhưng lại thấy rất khó vì ở Việt Nam ít trường đại học dạy kỹ năng này một cách bài bản và chính xác. Chị có thể chia sẻ chị đã bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học như thế nào không ạ? Em cảm ơn chị nhiều.
A: Chị chào em. Chị bắt đầu tìm hiểu và bắt tay vào làm nghiên cứu khoa học (NCKH) từ cuối năm thứ hai Đại học. Chị bắt đầu bằng việc liên lạc với một số thầy cô dạy môn học chuyên ngành mà chị thấy hứng thú ngay trong khoa chị thôi (em nên xem xét xem thầy/cô em muốn theo chân làm NCKH đã có bài báo quốc tế nào chưa? Background của các thầy/cô ra sao? – nếu họ được đào tạo Thạc Sĩ/Tiến Sĩ tại nước ngoài rồi thì chắc chắn sẽ có thể truyền lại kỹ năng làm NCKH chuẩn quốc tế cho em).
Sau đó, chị hỏi xem nếu làm nghiên cứu thì có những chủ đề nào khả thi? Dựa vào độ phù hợp, chị xin thầy cho đi thực địa theo một nhóm các anh/chị khóa trên để quan sát và phát triển ý tưởng nghiên cứu khoa học. Nếu ngành em không có hoạt động đi thực địa/thị trường thì em cần đầu tư thời gian đọc tài liệu (literature) để có hiểu biết về lĩnh vực em cần làm, tìm ra research gaps hoặc research questions. Khi đã có chủ đề nghiên cứu, Chị tập trung hoàn thiện thật tốt NCKH đó, xin thầy cho phép nộp bài NCKH dự thi lên cấp cao hơn (cấp khoa, cấp bộ, thuyết trình tại hội thảo quốc tế tại trường chị), đăng ký các cuộc thi liên quan đến NCKH (ví dụ: Science Slam của DAAD – thời chị cuộc thi này tổ chức thường niên tại ĐH Bách Khoa HN).
Tất cả những kinh nghiệm từ NCKH đó giúp chị có thể tìm kiếm và nộp hồ sơ cho một số chương trình thực tập sinh nghiên cứu/khóa học kỹ năng nghiên cứu trong và ngoài nước. Khi đã có cơ hội tham gia 1-2 chương trình, mọi thứ sẽ sáng tỏ hơn và em có thể tự mình bồi đắp kiến thức và kỹ năng thông qua việc tự đọc, tự tổng hợp kiến thức về việc làm NCKH cũng như viết báo.
Q: Em chào chị, chị giới thiệu cho em nguồn học viết research paper với ạ? Em cũng muốn viết 1 paper đăng lên tạp chí khoa học mà chưa biết bắt đầu từ đâu ạ. Em cảm ơn chị.
A: Chị chào em. Nếu em đã có công trình nghiên cứu khoa học rồi, và bây giờ muốn chuẩn bị một bản thảo dựa trên công trình đó để nộp lên tạp chí khoa học thì em có thể tham khảo hai cuốn sách sau để hình dung rõ hơn về các phần cơ bản của một bài báo, cũng như rèn luyện kỹ năng viết học thuật:
1) Write It Up: Practical Strategies for Writing and Publishing Journal Articles (https://bit.ly/2JYBW1k)
2) How to Write a Lot: A Practical Guide to Productive Academic Writing (https://bit.ly/3opVHxE)
Ngoài ra, em cần xác định journal mà em sẽ nộp bản thảo, sau đó lên trang web của journal đó và tải phần yêu cầu cụ thể cho bản thảo (mỗi journal sẽ có một format riêng cho bản thảo).
Nếu em chưa có kết quả nghiên cứu khoa học nào và đang ở giai đoạn bắt đầu làm nghiên cứu thì em có thể tham khảo câu trả lời sau (chị đã trả lời một bạn hỏi cùng chủ đề như em dưới bài post này):
“Chị bắt đầu tìm hiểu và bắt tay vào làm nghiên cứu khoa học (NCKH) từ cuối năm thứ hai Đại học. Chị bắt đầu bằng việc liên lạc với một số thầy cô dạy môn học chuyên ngành mà chị thấy hứng thú ngay trong khoa chị thôi (em nên xem xét xem thầy/cô em muốn theo chân làm NCKH đã có bài báo quốc tế nào chưa? Background của các thầy/cô ra sao? – nếu họ được đào tạo Thạc Sĩ/Tiến Sĩ tại nước ngoài rồi thì sẽ có thể truyền lại kỹ năng làm NCKH chuẩn quốc tế cho em). Sau đó, chị hỏi xem nếu làm nghiên cứu thì có những chủ đề nào khả thi? Dựa vào độ phù hợp, chị xin thầy cho đi thực địa theo một nhóm các anh/chị khóa trên để quan sát và phát triển ý tưởng nghiên cứu khoa học. Nếu ngành em không có hoạt động đi thực địa/thị trường thì em cần đầu tư thời gian đọc tài liệu (literature) để có hiểu biết về lĩnh vực em cần làm, tìm ra research gaps hoặc research questions. Khi đã có chủ đề nghiên cứu, Chị tập trung hoàn thiện thật tốt NCKH đó, xin thầy hỗ trợ nộp bài NCKH dự thi lên cấp cao hơn (cấp khoa, cấp bộ, thuyết trình tại hội thảo quốc tế tại trường chị), đăng ký các cuộc thi liên quan đến NCKH (ví dụ: Science Slam của DAAD – thời chị cuộc thi này tổ chức thường niên tại ĐH Bách Khoa HN). Tất cả những kinh nghiệm từ NCKH đó giúp chị có thể tìm kiếm và nộp hồ sơ cho một số chương trình thực tập sinh nghiên cứu/khóa học kỹ năng nghiên cứu trong và ngoài nước. Khi đã có cơ hội tham gia 1-2 chương trình, mọi thứ sẽ sáng tỏ hơn và em có thể tự mình bồi đắp kiến thức và kỹ năng thông qua việc tự đọc, tự tổng hợp kiến thức về việc làm NCKH cũng như viết báo.”
Q: Hi chị, chị có đăng bài báo khoa học nào chưa ạ? Chị có thể cho em tham khảo được không? Em cảm ơn chị.
A: Chị chào em. Chị có hai xuất bản khoa học quốc tế chính như sau:
Nguyen, N.A., B.N.I. Eskelson, S.E. Gergel, and T. Murray (2021). The occurrence of invasive plant species differed significantly across three urban greenspace types of Metro Vancouver, Canada. Urban Forestry and Urban Greening. DOI: https://doi.org/10.1016/j.ufug.2021.126999
Nguyen, N.A., B.N.I. Eskelson, M. Meitner, and T. Murray (2020). People’s knowledge and risk perceptions of invasive plants in Metro Vancouver, British Columbia, Canada. Environmental Management. DOI: https://doi.org/10.1007/s00267-020-01350-0