Q: Em chào chị. Em thấy là chị đã từng làm Research Scientist ở British Columbia University lẫn chuyên viên tại DiamondHead Consulting Ltd., chị có thể chia sẻ về điểm giống và khác biệt khi làm việc tại hai môi trường này cũng như lý do chị lại chọn làm ở DiamondHead Consulting Ltd. không ạ? Em cảm ơn ạ.
A: Chị chào em. Nói một cách ngắn gọn thì sự khác biệt giữa hai môi trường làm việc, theo chị, bao gồm những điểm chính sau:
Academia: để phát triển lâu dài (ở nước ngoài và cả ở VN): em thường cần học lên tiến sĩ (Ph.D), nếu ở nước ngoài thì em cần mạnh nghiên cứu nếu muốn thành full prof ở trường ĐH nghiên cứu lớn, hoặc em có thể làm lecturer, professor of teaching – chú trọng vào dạy học. Nếu em về VN thì em sẽ theo hệ thống của VN – việc làm nghiên cứu vẫn là tốt nhưng không quá nặng như ở nước ngoài. Tóm lại: em sẽ làm 2 nhiệm vụ chính là nghiên cứu và giảng dạy. Để làm nghiên cứu mạnh thì em cần khám phá ra những vấn đề mới trong ngành, xuất bản càng nhiều báo khoa học càng tốt. Sau 2 năm học thạc sĩ và 1 năm làm việc theo dự án nghiên cứu tại trường, đã trải qua cuộc sống của một nghiên cứu sinh, xuất bản 2 bài báo khoa học quốc tế. Chị nhận thấy mình muốn thử sức với môi trường bên ngoài, muốn được tiếp xúc với những dự án mang tính ứng dụng nhiều hơn, nên chị chuyển hướng sang làm industry.
Industry (mảng applied): không nhất thiết cần bằng Ph.D – nếu có thường bị overqualified, trừ một số ngành đặc biệt( ví dụ: y, dược, hóa sinh) nếu em muốn xin vào làm Research and Development (R&D) cho những công ty, tập đoàn lớn. Tính chất công việc khi làm trong industry là áp dụng những kiến thức khoa học/ phương pháp trong ngành để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nên bản chất là tìm tòi và chắt lọc/ứng dụng những phương pháp đã được nghiên cứu chứng minh. Vì vậy, điểm giống vẫn là cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn của chuyên ngành, và biết vận dụng nó linh hoạt. Điểm khác là ở chỗ, chị cảm thấy tính chất công việc này phù hợp với bản thân chị hơn, vì chị thích nhìn thấy được việc mình làm được áp dụng ngay vào thực tế, chứ không chỉ là những bài báo khoa học xuất bản trên giấy. Một điểm quan trọng nữa, là làm ở môi trường applied chị được tiếp xúc với nhiều người làm ở nhiều môi trường khác nhau (ví dụ: local governments), thực hiện nhiều dự án ở các mảng khác nhau – chị thấy đỡ chán. Làm mảng applied không bị áp lực xuất bản báo, chị có thể tập trung tạo ra những sản phẩm ứng dụng. Vì cơ bản làm trong môi trường academic, một dự án nghiên cứu có thể kéo dài 1 – 2 năm là bình thường, áp lực xuất bản lại rất lớn nên nhiều khi việc làm nghiên cứu bị biến tướng đi rất nhiều nếu phải chạy theo số lượng bài báo xuất bản mỗi năm để “build reputation” cho trường và cho bản thân mình nếu trở thành professor.
Q: Chị Nguyệt Anh ơi, chị có thể cho em hỏi về những yêu cầu để được làm việc tại trường, như trường hợp của chị là làm Research Scientist tại University of British Columbia được không ạ? Vì theo em được biết là chỉ những cá nhân có thành tích nổi bật mới được trường giữ lại làm việc, thì không biết chị có thể chia sẻ cụ thể những yếu tố để chị được nhận làm việc tại trường được không ạ? Em cảm ơn chị ạ.
A: Chị chào em. Để ở lại trường làm việc sau khi tốt nghiệp (ví dụ như làm research scientist), chị nhận thấy cần có hai tiêu chí chính sau:
1) Kiến thức chuyên môn vững về mảng mình làm nghiên cứu – và định xin làm nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp. Rèn luyện academic writing skills thật tốt để sẵn sàng chuẩn bị bản thảo cho xuất bản quốc tế là một ví dụ điển hình. Ví dụ: chị được Honours Designation cho luận văn thạc sĩ của chị (hàng năm khoa chị chỉ có 10% sinh viên cao học đạt được danh xưng này, đánh giá của hội đồng nghiên cứu dựa trên nhiều phương diện cho chất lượng của luận văn).
2) Tạo được kết nối với các giáo sư hoặc cụ thể là 1 – 2 giáo sư của các lab mà em nhắm em sẽ xin làm việc trực tiếp cùng. Vì thực chất làm research scientist ở các trường ĐH là làm việc cùng dự án nghiên cứu với một giáo sư, trong một nhóm nghiên cứu nhất định. Vì vậy, khi em đã có được chuyên môn vững, em cần chú ý kết nối với các giáo sư ngay từ khi còn học trong trường, sau đó đặt vấn đề với họ trước khi em tốt nghiệp khoảng nửa năm (hoặc càng sớm càng tốt), để họ có thể giúp đỡ và hướng cho em vào vị trí phù hợp nhé.
Q: Em chào chị ạ. Em cũng đang phân vân muốn theo hướng academic, nhưng lại sợ mình không thể theo lâu dài được ạ. Chị có thể chia sẻ về trải nghiệm của chị khi làm việc trong lĩnh vực academic, cũng như lý do để chị chuyển hướng sang mảng applied không ạ? Cũng như khi chuyển sang mảng applied từ background academic như vậy, chị có gặp nhiều khó khăn không và cách chị vượt qua chúng như thế nào ạ? Em cảm ơn chị Nguyệt Anh ạ.
A: Chị chào em. Chị nghĩ việc phân vân không biết mình có hợp với academic hay không là rất bình thường – chị cũng ở trong tình huống như em khi mới tốt nghiệp ĐH. Về việc định hướng này, chị có viết một chuỗi bài trên blog, có thể cho em câu trả lời chi tiết (đây là link tới phần 3 của chuỗi bài viết, em có thể thấy link sang phần 1 và 2 trong phần này luôn): https://bit.ly/34VTO3P
Nói một cách ngắn gọn thì sự khác biệt giữa hai mảng academic và applied, theo chị, bao gồm những điểm chính sau:
Academia: để phát triển lâu dài (ở nước ngoài và cả ở VN) em thường cần học lên tiến sĩ (Ph.D). Ở nước ngoài, em cần mạnh nghiên cứu nếu muốn thành full prof ở trường ĐH nghiên cứu lớn. Hoặc em có thể làm lecturer, professor of teaching – chú trọng vào dạy học nếu nghiên cứu không phải là thế mạnh. Nếu em về VN thì em sẽ theo hệ thống của VN – việc làm nghiên cứu vẫn là tốt nhưng không quá nặng như ở nước ngoài. Tóm lại: em sẽ làm 2 nhiệm vụ chính là nghiên cứu và giảng dạy. Để làm nghiên cứu mạnh thì em cần khám phá ra những vấn đề mới trong ngành, xuất bản càng nhiều báo khoa học càng tốt. Sau 2 năm học thạc sĩ và 1 năm làm việc theo dự án nghiên cứu tại trường, đã trải qua cuộc sống của một nghiên cứu sinh, xuất bản 2 bài báo khoa học quốc tế. Chị nhận thấy mình muốn thử sức với môi trường bên ngoài, muốn được tiếp xúc với những dự án mang tính ứng dụng nhiều hơn, nên chị chuyển hướng sang làm Industry.
Industry (mảng applied): không nhất thiết cần bằng Ph.D – nếu có thường bị overqualified, trừ một số ngành đặc biệt( ví dụ: y, dược, hóa sinh) nếu em muốn xin vào làm Research and Development (R&D) cho những công ty, tập đoàn lớn. Tính chất công việc khi làm trong industry là áp dụng những kiến thức khoa học/ phương pháp trong ngành để giải quyết những vấn đề thực tiễn. Nên bản chất là tìm tòi và chắt lọc/ứng dụng những phương pháp đã được nghiên cứu chứng minh. Vì vậy, điểm giống vẫn là cần có kiến thức và kỹ năng chuyên môn của chuyên ngành, và biết vận dụng nó linh hoạt. Điểm khác là ở chỗ, chị cảm thấy tính chất công việc này phù hợp với bản thân chị hơn, vì chị thích nhìn thấy được việc mình làm được áp dụng ngay vào thực tế, chứ không chỉ là những bài báo khoa học xuất bản trên giấy.
Một điểm quan trọng nữa, là làm ở môi trường applied chị được tiếp xúc với nhiều người làm ở nhiều môi trường khác nhau (ví dụ: local governments), thực hiện nhiều dự án ở các mảng khác nhau – chị thấy đỡ chán. Làm mảng applied không bị áp lực xuất bản báo, chị có thể tập trung tạo ra những sản phẩm ứng dụng. Vì cơ bản làm trong môi trường academic, một dự án nghiên cứu có thể kéo dài 1 – 2 năm là bình thường, áp lực xuất bản lại rất lớn nên nhiều khi việc làm nghiên cứu bị biến tướng đi rất nhiều nếu phải chạy theo số lượng bài báo xuất bản mỗi năm để “build reputation” cho trường và cho bản thân mình nếu trở thành professor. Nhưng tóm lại vẫn là em hiểu được điểm mạnh và yếu của bản thân để lựa chọn nhé.
Về vấn đề chuyển từ Academia sang Industry, chị có gặp khó khăn lúc đầu: 1) bắt đầu tìm việc trong khi chỉ có background về nghiên cứu và 2) khi bắt đầu đi làm, việc thích nghi với môi trường Industry – mọi thứ vận hành khác với môi trường học thuật. Cách giải quyết tương ứng: 1) chú ý phát triển đủ các kỹ năng mềm quan trọng phòng trường hợp em muốn nhảy từ Academia sang Industry, chú ý network nhiều với những người có background không thuần nghiên cứu ngay từ khi đi học và 2) hỏi hỏi và hỏi, nói chung em phải thật linh hoạt và chú ý quan sát, nếu không biết thì hỏi để thay đổi thôi, chứ cũng không có gì đặc biệt. Nguyên tắc là không được cứng nhắc và bảo thủ.