Q: Em chào chị ạ, chị có thể chia sẻ thêm về học bổng toàn phần mà chị nhận được bậc Thạc sỹ ko ạ? Trường ĐH mà chị apply có offer học bổng cho các ngành khác như Kinh tế, Kinh doanh không ạ hay chỉ cho ngành của chị thôi ạ? Em cảm ơn ạ
A: Chị chào em. UBC có offer học bổng hỗ trợ học phí cho sinh viên quốc tế có hồ sơ đầu vào xuất sắc (tất cả các ngành, mức học bổng tùy theo từng ngành và mức độ cạnh tranh của hồ sơ mỗi năm). Nếu em học cao học, theo hướng research-based (như trường hợp của chị), thì luôn có học bổng toàn phần cho những ứng viên có hồ sơ tốt nhất nộp vào trường năm đó.
Em có thể đọc thêm chuỗi bài chia sẻ của chị về học bổng bậc thạc sĩ tại UBC tại đây (em có thể kéo xuống phần ví dụ của bài viết, chị chia sẻ về việc học thạc sĩ của chị ở phần đó, một số bài viết khác trên website của chị cũng có đề cập về những trải nghiệm trước, trong, và sau khi học thạc sĩ tại Canada): https://bit.ly/2TxLbKr
Q: Em chào chị. Em hiện cũng đang tìm hiểu về những học bổng cho bậc Thạc sỹ, không biết chị có lời khuyên rằng em nên tập trung, ưu tiên những yếu tố nào được không ạ (GPA, hoạt động ngoại khóa, giải thưởng, kinh nghiệm làm việc, điểm thi các chứng chỉ IELTS, GMAT,...)? Em cảm ơn chị rất nhiều ạ.
A: Chị chào em. Để xác định rõ xem em cần tập trung ưu tiên yếu tố nào thì trước hết em cần xác định loại học bổng em sẽ theo đuổi. Tuy nhiên, có hai nhóm chính sau, với mỗi nhóm chị sẽ tóm tắt về các điểm cần lưu ý:
1) Học bổng của chính phủ: loại học bổng này cần cực kỳ chú ý đến việc phát triển hồ sơ toàn diện cả về mặt học thuật (ví dụ: GPA) và đặc biệt là mặt kỹ năng như kỹ năng lãnh đạo (ví dụ: dự án/hoạt động cộng đồng để chứng minh tiềm năng lãnh đạo của mình? em có thể chứng minh mình có thể tạo ra đóng góp tích cực cho cộng đồng hay không?). Ngoài ra, những chương trình trao đổi của chính phủ thường hướng đến gắn kết, trao đổi, và phát triển mạng lưới thanh niên tiềm năng, nâng cao hiểu biết về văn hóa giữa hai nước/các nước trong khu vực mà học bổng đó nhắm tới. Vì vậy, em cũng cần chứng minh được mình sẽ là một đại diện phù hợp để thực hiện “sứ mệnh” đó khi em nhận được học bổng.
2) Học bổng mang tính chất học thuật/nghiên cứu chuyên sâu cao: bao gồm các loại học bổng thực tập sinh, học bổng cao học bậc thạc sĩ hay tiến sĩ (research-based): các loại học bổng này yêu cầu em chứng minh được niềm đam mê và khả năng của em trong lĩnh vực học thuật, khả năng ngôn ngữ cũng không được thấp. Cách chứng minh dễ dàng nhất là qua những kỹ năng làm nghiên cứu em đã chuẩn bị được trong những năm học Đại học, các nghiên cứu khoa học cấp trường, cấp bộ, vân vân. Điểm tổng kết các môn chuyên ngành liên quan trực tiếp đến nhánh/mảng nghiên cứu mà em muốn theo đuổi cũng vô cùng quan trọng để hội đồng duyệt hồ sơ nhìn vào và đánh giá/so sánh bạn với các ứng viên khác. Và tất nhiên, là các chứng chỉ ngôn ngữ kèm theo. Hoạt động ngoại khóa có thì càng tốt, và vẫn nên có nhé – dù không cần phải quá xuất sắc.
Em có thể đọc thêm bài viết chi tiết này trên blog của chị nhé: https://bit.ly/3gacfHs
Q: Em chào chị Nguyệt Anh ạ. Chị có thể chia sẻ thêm về hồ sơ, cũng như kinh nghiệm apply của chị để đạt được học bổng toàn phần của Đại học British Columbia được không ạ? Em cảm ơn chị ạ.
A: Chị chào em. Để đạt được học bổng, chị chú trọng tạo sức cạnh tranh cho hồ sơ của mình thông qua những điểm chính sau:
1) GPA: GPA Đại học của chị cao (3.85/4.0), tất cả các môn chuyên ngành của chị không môn nào dưới 85%, tương đương điểm quy đổi A là điểm chữ cao nhất thời điểm chị học Đại học.
2) Nghiên cứu khoa học: chị bắt đầu tham gia nghiên cứu khoa học từ rất sớm, ngay sau khi chị học xong năm hai. Sau đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của nhóm chị đại giải cấp trường, và được đề cử đi thi cấp bộ. Chị đã từng được cử làm một trong hai đại diện của Việt Nam đi thuyết trình công trình nghiên cứu khoa học tại cuộc thi thanh niên quốc tế với Lâm Nghiệp năm 2014 (đại giải Nhì).
3) Hoạt động ngoại khóa: Chị tham gia tổ chức hoạt động và chạy dự án cho câu lạc bộ ở trường Đại học xuyên suốt 4 năm Đại học. Trong đó, nhiệm kỳ cuối cùng chị làm chủ nhiệm câu lạc bộ và đề xuất một số đề án về hội thảo giáo dục nâng cao nhận thức của thanh niên về bảo tồn tài nguyên thiên nhiên/ động vật hoang dã (chứng minh rất rõ về kỹ năng lãnh đạo).
4) Tiếng Anh: tiếng Anh giao tiếp tốt và tự tin là một thế mạnh giúp chị cạnh tranh với những ứng viên khác. Mặc dù cho tới tận khi nộp hồ sơ học thạc sĩ năm 2016 chị mới thi IELTS (7.0 – vừa đủ mức tối thiểu đầu vào của khoa chị thôi), nhưng trước đó tất cả các chương trình chị nộp hồ sơ đều phải trải qua vòng phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Anh, nên đây cũng là điều chị chú tâm rèn luyện suốt những năm học Đại học.
5) Thư giới thiệu: ngoài ra, chị xin được thư giới thiệu từ các giáo sư của trường Đại học Colorado (Mỹ). Thư giới thiệu cũng cực kỳ quan trọng để khiến hồ sơ của chị “stand out” so với những ứng viên còn lại. Để xin được thư giới thiệu ấn tượng, thì không có cách nào khác ngoài việc phải tạo ấn tượng tốt với người mà em làm việc/được học trong khóa học của thầy/cô đó.
Em có thể đọc thêm về hai bài viết này trên blog của chị: 1) Viết bài luận: https://bit.ly/3chjego và 2) Phỏng vấn: https://bit.ly/3iiAkyp
Q: Chị ơi, em hiện là sinh viên năm thứ hai Đại học. Không biết chị có thể chia sẻ chị mất bao lâu để chuẩn bị( bao gồm cả GPA, hoạt động ngoại khóa, LOR, SOP, điểm thi các chứng chỉ) cho việc đạt học bổng du học bậc Thạc sỹ tại University of British Columbia được không ạ? Em cảm ơn chị nhiều ạ.
A: Chị chào em. Quá trình chuẩn bị nếu bao gồm tất cả những điều em đề cập thì có thể nói là cả một quá trình 4.5 năm học Đại học của chị (vì em liệt kê cả GPA và hoạt động ngoại khóa – đây là hai yếu tố đường dài xuyên suốt cả 4.5 năm mà chị tích lũy và cố gắng). Còn quá trình chuẩn bị hồ sơ và thủ thục cần thiết (LOR, SOP, thi các chứng chỉ cần thiết, liên hệ với giáo sư, làm hồ sơ nộp đi) thì là một năm. Em đang học năm hai, nếu em có ý định đi du học bằng học bổng thì đây là thời điểm tốt để tập trung lên kế hoạch và bắt đầu thực hiện từng mục tiêu nhỏ rồi. Chị chúc em may mắn. Em có thể ghé blog của chị để đọc thêm một số bài viết chị chia sẻ chi tiết về quá trình chuẩn bị hành trang xin học bổng nhé: https://www.moonloonie.com/
Dạ vâng, em cảm ơn chị rất nhiều đã dành thời gian cho câu hỏi của em ạ❤️
Chị chào em,
Trước giờ chị đều tự viết bài luận khi nộp hồ sơ cho tất cả các chương trình (trao đổi, thực tập, và xin học bổng masters). Chị cũng từng góp ý nhiều bài luận cho các bạn sinh viên chủ động liên lạc nhờ chị và chị thấy có một vấn đề chung mà các bạn hay gặp phải là dù về mặt ngôn ngữ (ngữ pháp, từ vựng) của các bạn rất tốt, nhưng phần lớn các bạn chưa triển khai được một "structure" tốt cho bài luận để nhắm thẳng vào những gì mà hội đồng xét tuyển tìm kiếm.
Để có được một bài luận tốt, theo chị em có thể tham khảo những bước cơ bản sau:
Đọc thật kỹ yêu cầu của chương trình - xác định xem chương trình này muốn tuyển người như thế nào? Có những chương trình họ sẽ viết rõ ra là trong bài luận em phải trả lời được những câu hỏi cụ thể ra sao (ví dụ như YSEALI). Một số trường Đại học đều có hướng dẫn cụ thể và những tips về viết bài luận khi nộp học bổng vào trường họ. Ví dụ như khi nộp hồ sơ vào UBC, chị chỉ bám theo khung hướng dẫn của trường: https://www.grad.ubc.ca/prospective-students/application-admission/statement-interest
Lên dàn ý dựa trên những gì em rút ra từ bước 1, sắp xếp các ý chính sao cho thành một mạch câu chuyện về em, và tại sao em lại là người phù hợp nhất để họ chọn? - em tham khảo thêm các phần cơ bản của một bài luận để sắp xếp các ý sao cho phù hợp vào từng phần. Riêng ở đây, chị cũng muốn nhấn mạnh thêm là các bài luận mẫu sẽ chỉ cho em thấy được các phần cơ bản của bài luận, hình dung ra một bài luận thì sẽ như thế nào. Còn khó để nói được là có một nguồn nào có thể giúp em viết được một bài luận độc đáo - vì bài luận là viết về em, nên em nên là người tự nghĩ ra được một cách kể chuyện độc đáo về chính mình - về kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, ý tưởng em có như một ứng viên (chứ không phải một ai khác).
Sau khi đã có dàn ý thì em tiến hành viết thành bài, thường thì sau phần intro, mỗi ý chính (câu trả lời cho câu hỏi em xác định ở bước 1) nên được phát triển thành một đoạn, mỗi đoạn em viết sao cho toát lên được sức thuyết phục với người đọc. Viết ngắn gọn, cô đọng, và tập trung, không văn vở dài dòng, không lặp lại hết những gì đã viết trong CV/Resume. Có rất nhiều bạn viết luận theo phong cách "liệt kê". Ví dụ: tôi đạt được giải A ở cuộc thi B, đạt được GPA 4.0/4.0, vân vân. Phong cách liệt kê là phong cách được đánh giá thấp nhất khi viết một bài luận mang tính cạnh tranh.
Review nội dung: Lúc này em cần xem xét lại những gì mình đã viết xem các ý đã chặt chẽ chưa, toàn bộ bài luận khi đọc lên có tính liên kết với nhau không? em có lặp ý không? - phần này em có thể tham khảo bài chị viết về những điều không nên mắc phải khi viết bài luận của chị tại đây: https://www.moonloonie.com/post/viết-luận-xin-học-bổng-xin-việc-những-taboo-nên-tránh-xa
Review về mặt ngôn ngữ: ngữ pháp, từ vựng sao cho chuẩn và hiệu quả nhất
Em hoàn toàn có thể tự viết được một bài luận tốt mà không cần dùng các dịch vụ review hay hướng dẫn, chỉ cần em chịu khó đầu tư thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, cũng như thử viết nháp nhiều lần trước khi nộp hồ sơ. Chị rất thích một ý như này "you cannot pour from an empty cup" - nếu em đã có một hồ sơ ổn, thì bài luận đơn giản chỉ là chọn ra và kể lại một số ví dụ tiêu biểu em đã trải qua để người tuyển chọn thấy em là ứng viên phù hợp. Việc của em là chọn ví dụ sao cho đúng để chứng minh cho họ thấy thôi. Còn nếu em chưa có sự phù hợp ấy thì dù một bài luận có được trau chuốt kỹ ra sao, cũng khó có thể giúp em trở thành người được chọn. Vì thế, nếu em chọn được chương trình phù hợp với khả năng, khi viết bài luận em sẽ cảm thấy rất "dễ dàng".
Chị mong câu trả lời của chị phần nào sẽ giải đáp được thắc mắc của em. Chúc em học tốt!
Em chào chị ạ. Em có một câu hỏi về bài luận ạ. Khi chị viết bài luận cho các chương trình exchange ngắn hạn và cả khi chị app cho bậc Master, chị có nhờ ai hay có mentor để góp ý và edit bài luận của mình không ạ? Chị có thể suggest một số sources về cách viết các bài luận để app các chương trình exchange ngắn hạn và cả bậc Master được không ạ? IELTS Writing em tương đối cao nhưng nhiều khi em viết em vẫn không thấy ưng ý nữa :(
Em cảm ơn chị nhiều lắm!