top of page

Duy trì động lực nội tại

Tháng 1 là tháng tôi dành nhiều thời gian để nuôi dưỡng và duy trì động lực nội tại (intrinsic motivation) trong đời sống hàng ngày, cũng như trong công việc.


Động lực nội tại, được định nghĩa trong tiếng Anh như sau: “Intrinsic motivation is a term used to describe the incentive we feel to complete a task simply because we find it interesting or enjoyable”. Giải thích một cách ‘nôm na’, đây là động lực mình cảm thấy khi thực hiện một việc gì đó đơn giản vì mình cảm thấy việc đó thú vị, và thích làm việc đó chứ không phải do tác động/áp lực từ bên ngoài.


Từ khi được làm việc với giáo sư hướng dẫn của tôi khi còn học thạc sĩ, intrinsic motivation đã đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả những cuộc hội thoại giữa tôi và giáo sư – dưới nhất nhiều hình thức khác nhau; mặc dù bà chưa bao giờ gọi tên và ép khuôn chúng tôi (những sinh viên trong nhóm nghiên cứu) vào khái niệm này. Khi thì động viên chúng tôi tập có thói quen nhìn nhận và lên kế hoạch mỗi tuần, mỗi tháng bằng cách tìm ra những điểm mấu chốt mà chúng tôi “enjoy” nhất trong hành trình làm nghiên cứu của mình, dù là làm thạc sĩ hay tiến sĩ. Khi thì chia sẻ với chúng tôi những câu chuyện về việc bà học cách “yêu những việc mình làm, thay vì chỉ làm những việc mà ai cũng thấy thích”.


Trong số những phương pháp mà giáo sư hướng chúng tôi theo, có một thói quen mà tới tận bây giờ tôi vẫn nuôi dưỡng: weekly check-in; và hoạt động mà tôi yêu thích nhất: daily journal.


Ý tưởng chung của hai hoạt động này được xây dựng dựa trên 2 khái niệm nền tảng: self-reflection và intrinsic motivation. Hoạt động này có thể làm cầu nối giữa các thời điểm trong cuộc sống của bạn: nhìn lại những gì đã xảy ra (quá khứ) để áp dụng vào những gì mình đang đối mặt (hiện tại) và chuẩn bị tốt nhất cho những gì sắp tới (tương lai). Tần suất của hoạt động này có thể dễ dàng điều chỉnh tùy theo nhu cầu cá nhân: theo ngày, tuần, 2 tuần, tháng, quý, và năm.


Vì đây là một thói quen rất tốt và đơn giản để thực hiện, tôi muốn chia sẻ lại những ý chính và kèm theo mẫu tôi tự thiết kế để các bạn thấy thích thì có thể dùng thử nhé!

OK, let’s go!


1) Weekly (or bi-weekly, monthly – make it your own!) Check-in:

Phần này gồm các mục cơ bản sau:

  • Accomplishments for the week (thành tựu bạn đạt được là gì? lớn nhỏ đều được!); bạn có đạt được mục tiêu của mình đề ra không? nếu không thì tại sao?

  • Priorities/goals for next week (những ưu tiên/mục tiêu cho tuần kế tiếp là gì?): Sử dụng phương pháp S.M.A.R.T (Specific, Measurable, Attainable, Realistic, Timely). Ví dụ: tạo những mục tiêu nhỏ dưới mục tiêu lớn, để lại deadlines, ghi chú thêm những nguồn trợ giúp mà bạn có thể tìm tới để đạt được mục tiêu.

  • Challenges/roadblocks: những thách thức bạn phải đối mặt, hoặc những điều ngăn cản bạn thực hiện mục tiêu của mình.

  • Lessons learned/opportunities: những điều bạn học được/ bài học/ cơ hội bạn có được.

  • Further help needed: sự giúp đỡ bạn cần có (từ bạn bè, người hướng dẫn, cấp trên, v.v.)


Bonus: các bạn có thể bổ sung thêm một mục mà gần đây mình thấy khá thú vị để thêm vào: “daily mental exercise” – mình hay dịch nôm na là “tập thể dục trí não”; mỗi ngày trong tuần dành thời gian để cho đầu óc mình tiếp xúc với một kiến thức mới/chủ đề mới thú vị. Chơi một trò chơi cần động não cùng với bạn bè hoặc người thân. Lý do là vì cũng giống như cơ thể cần hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để khỏe mạnh, thì trí não chúng ta cũng cần hoạt động thường xuyên để “stay healthy” – it’s very important to give your brain a workout!


2) Daily journal:

Mục đích chính của daily journal là để nhìn lại những điều xảy ra xung quanh bạn, cảm xúc và những phản ứng bạn có với những sự kiện trong ngày (hoặc vài ngày gần đây). Daily journal là một hoạt động ‘riêng tư’, những gì bạn viết ra không cần hoàn hảo, không cần trau chuốt vì đó là những gì bạn viết ra cho chính mình. Thường để giữ thói quen journal, mình thường dựa vào những điểm cơ bản sau:


  • Dành ra thời gian từ 5 tới 15 phút mỗi ngày, vào sáng sớm hoặc tối muộn trong một không gian yên tĩnh và thoải mái để viết. tắt hoàn toàn wifi, các loại thông báo, hoặc âm thanh có thể làm bạn mất tập trung.

  • Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy bắt đầu bằng những câu hỏi cho chính mình, ví dụ như:

    • What is the kindest thing you could say about yourself?

    • Review your recent moments. Write about how you made time for the things you love/enjoy.

    • Is there anything today that you’d do differently?

    • Describe something you appreciate about yourself that others might not notice.

    • What went well for you today/this week?

    • Describe someone in your life who you really appreciate but forget to thank.

    • Jot down a few things that you’d love to do tomorrow or this week (alone, with your family, or with your loved ones).

---

Để thấy được tác dụng của 2 hoạt động nhỏ mà có võ này, Moon đã duy trì nó đều đặn, biến nó trở thành một phần của cuộc sống. Về lâu về dài, những thói quen này có tác dụng tích cực lên cách Moon làm việc, nhìn nhận về bản thân mình, về những giá trị cốt lõi mà mình theo đuổi. Hy vọng, mọi người cũng có thể áp dụng phần nào và cảm thấy có ích.

Mẫu thiết kế riêng Moon để tại đây, các bạn có thể áp dụng và chuyển thể sang bất cứ định dạng nào tùy theo sở thích cá nhân nha!

226 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page