top of page
Ảnh của tác giảNguyet-Anh Nguyen

Theo đuổi việc "học hiểu", GPA cao sẽ theo đuổi bạn

Sau chuỗi bài chia sẻ ngắn về phương pháp học tập, mình nhận được phản hồi khá tích cực từ các bạn theo dõi blog, kèm theo một số câu hỏi đào sâu thêm vào chủ đề này. Vì vậy, bài viết này nhằm mục đích đào sâu thêm về chủ đề xây dựng thói quen/phương pháp học tập bền vững, và ứng dụng luôn vào việc chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Mình mong muốn bài viết sẽ truyền tải được tinh thần: học để hiểu và ứng dụng là mục đích quan trọng nhất của việc học, chứ không đơn thuần là GPA cao.


Dưới đây là link tới ba bài viết đầu tiên mình đã chia sẻ xoay quanh chủ đề học tập, cũng là nền tảng cho bài viết này:

Qua bài viết này, mình muốn truyền tải đến các bạn những ý chính gì?

  • Cung cấp cái nhìn toàn diện, kết nối và viết sâu hơn về những phương pháp học tập mà mình đã chia sẻ trước đó;

  • Cung cấp một vài ví dụ cụ thể, từ hai góc nhìn:

    • Trải nghiệm của chính bản thân mình khi còn là sinh viên ĐH ở Việt Nam (GPA 3.85/4.0) – mình học chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh, và khi là học viên cao học ở UBC, Canada (Honours Designation for Master’s Thesis);

    • Quan sát của mình khi làm trợ giảng trong hai năm học thạc sĩ – lớp học có cả sinh viên ĐH và học viên cao học tại UBC.

Dưới đây là một sơ đồ đơn giản, khái quát các bước mình áp dụng khi lên kế hoạch học tập. Mục đích là giúp các bạn hình dung rõ cấu trúc của toàn bộ bài viết này:


1) Xác định mục tiêu của bản thân trong cả kỳ học và phân nhóm các môn học & hoạt động


Xác định rõ mục tiêu chung của toàn bộ kỳ học là vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp bạn định hình các mục tiêu cụ thể và chi tiết. Từ đó, tìm ra phương pháp phù hợp để đạt được các mục tiêu một cách hiệu quả. Ví dụ: xác định xem kỳ học này bạn sẽ học bao nhiêu môn? trong đó có bao nhiêu môn chuyên ngành và bao nhiêu môn tự chọn? Có bao nhiêu hoạt động ngoại khóa lớn bạn ước lượng mình sẽ tham gia? Từ việc ước lượng đó, mình thường sẽ tiến hành phân nhóm các môn học và hoạt động xã hội:

  • Môn chuyên ngành, nặng hơn, mình cần đào sâu – cần chú trọng hơn và dành nhiều thời gian hơn.

  • Môn tự chọn (elective) – cân đối thời gian, không nên tạo thêm sức ép cho bản thân ở những môn này, nhưng cần có chiến lược học một cách rõ ràng ngay từ đầu kỳ - tránh bị điểm thấp sẽ kéo GPA tụt xuống theo.

  • Hoạt động xã hội: loại hoạt động mình tham gia chính và tham gia phụ. Không nên ôm đồm và sa đào vào quá nhiều hoạt động xã hội cùng một lúc. Nguyên tắc vàng của mình là “make it relevant” – tức là chọn lọc hoạt động liên quan đến chuyên ngành và sở thích mình muốn đào sâu, chứ không chọn đại cho thật nhiều rồi không hoàn thành trách nhiệm.

2) Xác định yêu cầu của môn học và hoạt động


Sau khi đã có được bức tranh toàn cảnh của cả kỳ học, bao gồm các môn học và hoạt động xã hội/phát triển bản thân được chia nhóm gọn gàng, cùng với mục tiêu cho mỗi nhóm, mình sẽ tiến hành xác định yêu cầu cụ thể của từng môn học và hoạt động. Mục đích chính là làm bước đệm cho việc đưa ra phương pháp và ước lượng thời gian phù hợp. Ví dụ, mình sẽ sử dụng mô tả môn học hoặc syllabus (nếu có) để giúp mình có cái nhìn toàn diện về môn và những mốc thời gian quan trọng từ đầu tới cuối kỳ. Ví dụ: mình sẽ phải nộp bao nhiêu bài tập? có bao nhiêu bài kiểm tra lớn/nhỏ, mỗi bài chiếm bao nhiêu % tổng số điểm toàn môn học?


Mình hay phân chia các môn học theo hai nhóm chính: 1) nặng về lý thuyết/định nghĩa/đọc hiểu – very theoritical và 2) nặng về logic và thực hành – very practical. Với mỗi loại, mình sẽ chọn ra phương pháp học hiệu quả nhất với bản thân để tiếp cận (ví dụ sẽ được liệt kê ở bảng bên dưới).


Trong suốt cả kỳ học, mình sẽ chọn ra những phương pháp phù hợp để chuẩn bị cho các bài tập/kiểm tra quan trọng của các môn. Điểm mấu chốt mình lấy làm xương sống cho tất cả các phương pháp học là HỌC ĐỂ HIỂU chứ không phải học theo dạng bài hay đề thi từ những năm trước đó. Lí do là nếu mình có thể hiểu thì mình sẽ có xu hướng thích học hơn, và sẽ có cơ hội học tốt hơn môn học đó một cách không gượng ép và quá sức.


Mình phân loại các hình thức bài thi/kiểm tra theo các nhóm sau:

  • Viết – closed book – không được đem theo tài liệu tham khảo vào phòng thi – dạng phổ biến nhất

  • Viết – open book – được sử dụng thoải mái tài liệu tham khảo – nhưng đề thi sẽ có xu hướng dài hơn, nặng về suy luận

  • 100% Multiple choice – trắc nghiệm hoàn toàn

  • Multile choice & essay/short answers – trắc nghiệm kết hợp một vài câu hỏi yêu cầu trả lời bằng đoạn văn/câu trả lời ngắn

  • Vấn đáp

  • Thuyết trình

  • Bài tập lớn kết hợp thuyết trình

Bước xác định yêu cầu cụ thể của các môn học là bước cực kỳ quan trọng vì nó giúp bạn không rơi vào trạng thái “tôi là ai và đây là đâu”. Nắm chắc được yêu cầu của môn học sẽ giúp bạn không bị “lost” cho dù bạn có phải xử lý nhiều nhiệm vụ và công việc trong suốt kỳ học. Mình gợi ý là bạn nên tạo một sơ đồ/timeline cụ thể cho từng môn rồi kết nối các môn vào với nhau để tạo ra một timeline tổng thể cho cả kỳ học. Ví dụ minh họa bên dưới gồm có 2 cấp độ planning mà mình đã từng tham gia dưới vai trò một trợ giảng tại UBC:


(a) Planning toàn kỳ học: gồm tất cả các môn học, đơn vị thời gian là tuần. Ở mỗi tuần, mỗi môn học sẽ có những nhiệm vụ quan trọng nào và hạn nộp bài tương ứng được ghi rõ.


(b) Planning theo tuần: lịch học theo tuần cho các môn và những mốc thời gian như: kỳ nghỉ lễ, nghỉ giữa kỳ, ngày thi, etc. Ở cấp này các bạn có thể ghi chú thêm hoặc có ghi chú riêng cho môn quan trọng nhất trong kỳ, tùy theo từng trường hợp.


3) Xác định phương pháp phù hợp – vận dụng 2 yếu tố trong SWOT Analysis, có thể linh hoạt vận dụng cả 4 yếu tố, nhưng mình nhấn mạnh hai yếu tố sau:

S – Strength – Điểm Mạnh của phương pháp là gì?

W – Weakness – Điểm Yếu của phương pháp là gì?

Nếu một phương pháp có điểm mạnh nhiều hơn hẳn điểm yếu, và phù hợp với tính cách/sở thích của bạn thì đó sẽ là một phương pháp học tiềm năng.


Bonus: yếu tố độ PHÙ HỢP với lối sống và tính cách của chính bản thân bạn là một yếu tố quan trọng để quyết định xem một phương pháp học sẽ có hiệu quả hay không. Để tìm ra được phương pháp học phù hợp nhất, thường mình phải thử nhiều phương pháp khác nhau và cẩn thận quan sát xem phương pháp nào khiến mình thoải mái và có thể học một cách tốt nhất – duy trì hứng thú với môn học và có thể tiếp thu nhanh.


Dưới đây là bảng tổng hợp một số phương pháp học hiệu quả mình đã từng tìm hiểu và thử áp dụng cho từng loại hình môn học. Lưu ý: đây chỉ là một danh sách ví dụ tham khảo, các bạn hoàn toàn có thể tìm thêm nhiều phương pháp khác và tự mình điều chỉnh để tạo ra một vài phương pháp tối ưu cho riêng bản thân mình. Không có một phương pháp duy nhất nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người.


4. Phân bổ thời gian dựa trên năng lực của bản thân


Dựa trên bước (1), (2), và (3), lúc này mình đã có được một sơ đồ toàn cảnh và chi tiết cho kỳ học của mình, bao gồm: mục tiêu và yêu cầu, timeline và phương pháp đi kèm. Vì vậy, ở bước 4 này, mình thường bắt đầu phân bổ thời gian một cách thực tế nhất cho từng mục tiêu/nhiệm vụ. “Thực tế” ở đây được xét trên những phương diện sau:

  • Hiệu suất/tốc độ làm việc của bản thân cho một loại hình công việc nhất định. Ví dụ: bạn học những môn liên quan đến tính toán nhanh, nhưng chậm những môn liên quan đến viết luận, thì bạn cần biết rõ để điều chỉnh sao cho phù hợp.

  • Thói quen trì hoãn của bạn ra sao? Phần lớn mình thường phải đưa thêm một khoảng thời gian “vùng đệm” vào kế hoạch để phản ánh việc này.

  • Giới hạn chịu đựng về mặt thể chất và tinh thần của bạn là ở đâu?

  • Trong trường hợp khẩn cấp thì liệu bạn có thể nói “không” với bao nhiêu nhiệm vụ mà bạn đã liệt kệ ra trong bản kế hoạch trên?

5) Xem xét kỹ kế hoạch mình đã đề ra và lược bỏ những phần không cần thiết hoặc quá sức – BE REALISTIC! - hãy chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, song song với việc học tập và làm việc


Again: Xem xét kỹ kế hoạch mình đã đề ra và lược bỏ những phần không cần thiết hoặc quá sức – BE REALISTIC! – mình hay nhắc bản thân là “phải biết lượng sức mình”, vì một khi quá tải thì không có biện pháp nào có thể cứu cánh cho mình được. Vì vậy, sau khi có được một kế hoạch rồi, mình thường “review” khoảng 1 tháng một lần hoặc tùy theo tốc độ và khối lượng công việc trong một kỳ. Những gì chúng ta vạch ra 1 – 2 tháng trước có thể thay đổi khi mình bắt đầu bước vào kỳ học thực tế. Vì vậy, bước này là một bước dài hơi và lặp lại nhiều lần từ đầu tới cuối kỳ. Tóm gọn lại: bạn nên giữ vững một vòng tròn: tạo kế hoạch – thực hiện và review – cập nhật và cải thiện kế hoạch – tiếp tục.


Pro-tip: Bên cạnh việc học hiểu, thì nếu bạn biết quan sát phong cách dạy và chấm bài của các thầy/cô/trợ giảng, để thích nghi với “sở thích” của họ, thì YOU’RE DOING GREAT! Đây là một điểm rất thực tế và không có nghĩa là mình đánh mất đi bản thân, mà là mình biết cách điều chỉnh khéo léo câu trả lời/nội dung của mình để nó “match” với kỳ vọng của người dạy/chấm điểm: win-win situation.


Cuối cùng, thì như mình đã viết trong bài về “làm thế nào để đạt GPA cao”, mình luôn chú trọng việc dành ra những quãng nghỉ ngắn cho bản thân. Ví dụ: nếu bạn cảm thấy ngột ngạt, bí bách và cạn ý tưởng thì có thể dành ra 15 – 20 phút nghỉ để đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh, hoặc không gian thoáng đãng, mua một cốc đồ uống bạn yêu thích, nghe một vài bài nhạc bạn yêu, sau đó quay trở lại làm việc cũng không sao cả. Một điều cực kỳ quan trọng nữa là: ngủ đủ giấc. Nhiều bạn nghĩ rằng để thành công thì một ngày ngủ ít lại. Bản thân mình có những lúc cũng lâm vào tình trạng phải ngủ ít, đó là điều không thể tránh nổi. Nhưng mình có một nguyên tắc là không được để tình trạng đó kéo dài. Duy trì được thói quen ngủ đủ giấc là nền tảng tốt nhất để bạn làm việc và học tập hiệu quả.


Dưới đây là sơ đồ “how to check-in with yourself” mình hay áp dụng để duy trì sức khỏe thể chất cũng như tinh thần khỏe mạnh. Đặc biệt là trong những khoảng thời gian mình phải đối mặt với khối lượng công việc khổng lồ thì quá trình gồm 6 bước đơn giản dưới đây giúp mình rất nhiều.

Kết: Mình hy vọng bài viết này phần nào giúp ích cho việc học của các bạn. Chúc tất cả các bạn tìm được niềm vui và hứng thú trong việc học, bởi vì được đi học là một đặc quyền tuyệt vời giúp các bạn khám phá thế giới, hãy học bằng cả trái tim và khối óc, chuyện điểm số thực ra cuối cùng chỉ là thứ yếu, nếu bạn học bằng tất cả đam mê và có chiến lược thông minh, bạn sẽ chẳng bao giờ phải đau đầu vì điểm số đâu.


Nguồn tham khảo một số khái niệm trong bài viết:

1.898 lượt xem4 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

4 Comments


Minh Anh Do
Minh Anh Do
Sep 15, 2022

Chị ơi, em muốn tạo bảng kế hoạch như trên giống của chị vì rất dễ nhìn và gọn gàng. Cho em hỏi là em có thể tạo bảng kế hoạch như thế trên nền tảng/ ứng dụng nào vậy ạ? Em cảm ơn chị.

Like
Moon Nguyen
Moon Nguyen
Sep 15, 2022
Replying to

Phần bảng trên chị dùng Excel để làm nha em.

Like

minhtientran67
minhtientran67
May 29, 2021

Chào chị

Trước hết em cảm ơn chị rất nhiều vì những tips rất hữu ích ạ, em nhất định sẽ áp dụng vào kì sau để xem hiệu quả như thế nào. Em có một thắc mắc mong chị có thể giải đáp giúp em ạ. Đó là làm sao mình biết được phong cách chấm bài của thầy cô vậy ạ. Thông thường em thấy thầy cô chỉ để rubrics chấm điểm cho từng assignment nên làm sao mình hiểu được phong cách chấm bài của thầy cô như thế nào ạ?

Em cảm ơn chị rất nhiều

Chúc chị sức khỏe ạ

Like
Nguyet-Anh Nguyen
Nguyet-Anh Nguyen
May 29, 2021
Replying to

Chào em,

Việc quan sát phong cách chấm bài của thầy cô (hoặc trợ giảng - cho các bài assignments của các trường ở nước ngoài), chị nhận thấy rằng chỉ sau 1 - 2 bài tập/bài luận đầu tiên được trả về kèm theo nhận xét của người chấm, chị sẽ biết được là họ chú trọng những điểm nào khi chấm bài. Ví dụ: ngày trước có một giáo sư của chị cực kỳ kị việc sinh viên nhận xét kết quả phân tích thống kê chung chung và không giải thích dựa trên loại hình số liệu của nghiên cứu. Nếu em đang theo học ở nước ngoài thì cũng có thể tận dụng thêm office hours của…

Like
bottom of page