top of page

Cải thiện kỹ năng viết (phần 3)

Qua hai phần trước, bạn đã trả lời được hai câu hỏi “viết để làm gì?”“viết cho ai?”; bạn cũng đã thực hành phân tích người đọc và xây dựng được cấu trúc bài viết (outline hoặc table of contents).


Ở phần này, hãy cùng tôi tiếp tục tìm hiểu và thực hành yếu tố quan trọng tiếp theo trong quá trình viết tốt hơn mỗi ngày nhé.

Nếu bạn từng phải vắt óc suy nghĩ và cố gắng bôi dài một bài viết của mình ra cho “đủ số từ yêu cầu”, thì bạn không một mình. Tôi cũng đã từng như vậy (rất nhiều lần!). Nhiều người cho rằng viết tốt là viết được dài và sử dụng ngôn từ phức tạp. Ngược lại, điều thách thức nhất của việc viết tốt lại là: viết sao cho đơn giản, dễ hiểu, mà không mất đi chất lượng của nội dung. Đó là lý do chính tại sao chúng ta nói về “make it clear (and concise!)”.


Vậy làm thế nào để make it clear (and concise!)?

Để viết một cách rõ ràng, mạch lạc, cô đọng, trước hết bạn cần:

- biết mình muốn đưa vào bài viết những thông tin gì và

- đưa thông tin đó vào để làm gì?

- cần biết cách giải thích những thông tin/kết quả/luận điểm của bạn một cách rõ ràng để người đọc hiểu

- cuối cùng, tìm những dẫn chứng và ví dụ thuyết phục và kết luận lại bằng thông điệp bạn muốn gửi gắm.


Về mặt ngôn ngữ và cấu trúc: một bài viết được tạo nên từ nhiều đoạn, mỗi đoạn được tạo nên từ nhiều câu, và mỗi câu được tạo nên từ nhiều từ. Bạn có thể chọn “free writing”, sau đó đọc lại để sắp xếp, thu gọn, gọt sửa bài viết; hoặc viết theo một outline chi tiết. Tuy nhiên, dù có viết theo hướng nào thì cũng cần chú ý những điều sau để bài viết đạt được độ rõ ràng, mạch lạc, và cô đọng cao:


𝗮/𝗥𝗲𝗺𝗼𝘃𝗲 𝗰𝗹𝘂𝘁𝘁𝗲𝗿: tránh sử dụng những cụm từ dài nếu như có thể sử dụng một từ ngắn thay thế (phù hợp ngữ cảnh/ngữ pháp), ví dụ:

o Due to the fact that/as a result of = because

o On a weekly basis = weekly

o Provide assistance = help


𝗯/𝗥𝗲𝗺𝗼𝘃𝗲 𝗿𝗲𝗱𝘂𝗻𝗱𝗮𝗻𝗰𝗶𝗲𝘀: loại bỏ những từ thừa (tức là có thêm trong câu cũng không có giá trị gì về ngữ nghĩa), ví dụ:

o Current status > status (nghĩa của từ “status” vốn đã bao hàm nghĩa của từ “current”)

o Final conclusion > conclusion

o End result > result


Sau đây là một câu ví dụ [trích sách 𝘞𝘳𝘪𝘵𝘪𝘯𝘨 𝘪𝘯 𝘵𝘩𝘦 𝘛𝘦𝘤𝘩𝘯𝘪𝘤𝘢𝘭 𝘍𝘪𝘦𝘭𝘥𝘴: 𝘈 𝘗𝘳𝘢𝘤𝘵𝘪𝘤𝘢𝘭 𝘎𝘶𝘪𝘥𝘦 𝘤𝘶̉𝘢 𝘛𝘩𝘰𝘳𝘴𝘵𝘦𝘯 𝘌𝘸𝘢𝘭𝘥, 2𝘯𝘥 𝘦𝘥𝘪𝘵𝘪𝘰𝘯, 𝘖𝘹𝘧𝘰𝘳𝘥 𝘜𝘯𝘪𝘷𝘦𝘳𝘴𝘪𝘵𝘺 𝘗𝘳𝘦𝘴𝘴., 2017]:


Câu gốc:

𝗔 𝗱𝗲𝗰𝗿𝗲𝗮𝘀𝗶𝗻𝗴 𝗻𝘂𝗺𝗯𝗲𝗿 𝗼𝗳 students are studying the sciences, while 𝗮𝗻 𝗶𝗻𝗰𝗿𝗲𝗮𝘀𝗶𝗻𝗴 𝗻𝘂𝗺𝗯𝗲𝗿 𝗼𝗳 students are studying business and economics.

Sửa thành (bạn hãy để ý xem câu đã được sửa ở đâu nhé):

Fewer students are studying the sciences, while more students are studying business and economics.


c/ 𝗥𝗲𝘄𝗿𝗶𝘁𝗲 𝗰𝗼𝗺𝗽𝗹𝗲𝘅 𝗮𝗻𝗱 𝗹𝗼𝗻𝗴 𝘀𝗲𝗻𝘁𝗲𝗻𝗰𝗲𝘀: tránh sử dụng câu phức liên tục hoặc câu quá dài: sử dụng câu phức nối tiếp nhau trong bài viết, hoặc viết một câu quá dài, truyền tải nhiều ý trong một câu sẽ gây mệt cho người đọc. Nếu bạn thực hành tốt nguyên tắc a, b, và c, bạn đã thành công trong việc rút gọn câu mà vẫn truyền đạt tốt ý chính.


d/ 𝗦𝗵𝗼𝗿𝘁 𝗳𝗼𝗿𝗺𝘀 𝗮𝗻𝗱 𝗮𝗰𝗿𝗼𝗻𝘆𝗺𝘀: tránh sử dụng từ viết tắt mà không có chú thích: Nếu một thuật ngữ chỉ sử dụng ít lần trong bài viết, thì lựa chọn tối ưu nhất là viết đầy đủ ra. Nếu một thuật ngữ được sử dụng nhiều lần, bạn cần đưa kèm chú thích khi viết tắt.


e/ Đ𝗲̂̉ 𝘆́ 𝗰𝗮́𝗰𝗵 𝗯𝗮̣𝗻 𝘀𝘂̛̉ 𝗱𝘂̣𝗻𝗴 𝘁𝘂̛̀ “𝘁𝗵𝗶𝘀” – một từ rất chung chung và dễ ảnh hưởng đến độ kết nối và mạch diễn đạt của bài viết. Lý do chính là bởi người đọc thường không biết rõ “this…” được dùng để đề cập đến chủ thể nào. Tương tự, trong tiếng Việt bạn cần để ý những đại từ chung chung như “điều này, điều kia”.


Ví dụ: In addition to 𝘁𝗵𝗶𝘀 𝗹𝗶𝘀𝘁, 𝘁𝗵𝗲𝗿𝗲 𝗶𝘀 𝗮 𝗿𝗮𝗻𝗴𝗲 𝗼𝗳 species that could inhabit this area.

Có thể sửa thành: In addition to 𝘁𝗵𝗲 𝗹𝗶𝘀𝘁 𝗽𝗿𝗲𝘀𝗲𝗻𝘁𝗲𝗱 𝗶𝗻 𝘁𝗮𝗯𝗹𝗲 𝟮, 𝘃𝗮𝗿𝗶𝗼𝘂𝘀 species could inhabit this area.

(câu gốc sử dụng "this list" rất chung chung, người đọc khó định hình ngay được là "list nào?"; và cụm "there is a range of" dài hơn mức cần thiết).


𝗳/ 𝗔𝗰𝘁𝗶𝘃𝗲 𝘃𝗼𝗶𝗰𝗲: sử dụng thể chủ động khi có thể. Mục này có thể khó khắc phục nếu bạn viết báo cáo khoa học hoặc bản thảo cho “peer-review article”, do bản chất của báo cáo khoa học cần sử dụng rất nhiều câu ở thể bị động. Tuy nhiên, hãy sử dụng thể chủ động khi có thể để tăng độ kết nối với người đọc, giúp ý tứ của câu được diễn đạt một cách trực tiếp, rõ ràng, và ngắn gọn hơn. Một ví dụ cực kỳ đơn giản có thể chứng minh điều tôi vừa đề cập:

Bị động: The car was driven by Annie

Chủ động: Annie drove the car


Sau khi đã viết được bản nháp cho sản phẩm của bạn, xin chúc mừng, bạn sẽ bước vào một giai đoạn quan trọng tiếp theo đó là “revise” – đọc lại và viết lại nếu cần! Bước xem lại này nói nghe rất đơn giản, nhưng thực hiện một cách hiệu quả thì lại rất khó. Lý do chính là bản thân mình thường không có được một cặp mắt đủ “công bằng” khi tự đọc lại điều chính mình viết ra. Vì vậy, khi đọc lại bài cũng cần có chiến lược.


Ở phần tiếp theo (và cũng là phần cuối), tôi sẽ chia sẻ về giai đoạn đọc lại và chỉnh sửa bài viết sao cho hiệu quả, cũng như đề cập tới việc trích dẫn tài liệu tham khảo.

90 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page